Trên thị trường máy phát điện công nghiệp tại Việt Nam hiện nay, khi có nhu cầu đầu tư một sản phẩm máy phát điện công nghiệp chất lượng cao như máy phát điện: Cummins, Mitsubishi, Doosan, Perkins, Denyo, Kohler….Khách hàng thường gặp phải tình trạng giữa hàng chính hãng và không chính hãng. Các thông tin về báo giá và thông số kỹ thuật không chính xác gây ra sự hoang mang cho Khách Hàng.
Việc kiểm tra một sản phẩm có phải là hàng chính hãng hay không không phải là việc khó, các thông tin này đều được thể hiện rõ trên các chứng từ nhập khẩu. Tuy nhiên, cái người mua cần trước tiên là những kiến thức chuyên ngành để phân biệt giữa hàng OEM và ODM để có cái nhìn cụ thể hơn về loại máy phát điện mà Khách Hàng đặt mua
1/ Khái niệm về OEM và ODM
- OEM là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer, nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Cụ thể hơn là chúng ta có thể hiểu là một nhà lắp ráp họ sẽ mua động cơ, phụ tùng của một công ty sản xuất để lắp ráp thành sản phẩm phẩm của họ.
- ODM là viết tắt của cụm từ Original Designed Manufacturer, tạm dịch là nhà sản xuất thiết kế gốc. Ở hình thức này thì nhà sản xuất sẽ cung cấp mọi loại hình dịch vụ liên quan đến sản phẩm như nghiên cứu phát triển, định hướng cho sản phẩm cũng như sản xuất khi có yêu cầu từ Khách Hàng. Thậm chí Khách Hàng chỉ việc cho họ một khái niệm thì nhà sản xuất sẽ thực hiện thành sản phẩm.
2/ Sự khác biệt giữa OEM và ODM
- Không chỉ khác nhau về tên gọi. Sản phẩm OEM được sản xuất cho các thương hiệu lớn mà không lo ngại bị lạm dụng thương hiệu từ các hãng khác.
- Sản phẩm ODM có vị thế khác, tức là công ty mang thương hiệu có cơ sở để sở hữu độc quyền sản phẩm họ tạo ra hoặc không sở hữu độc quyền. Trong trường hợp không có thì các công ty khác có quyền sản xuất sản phẩm theo mẫu mã trên với bằng cách khác để người khác không nhận ra được là sản phẩm thuộc công ty mang thương hiệu ( theo luật bản quyền và kiểu dáng công nghiệp)